Nguồn nước quan trọng như thế nào khi nuôi tôm ?

Rate this post

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Nếu không tạo điều kiện tốt nhất cho tôm sống, sẽ làm tôm dễ mắc bệnh, sinh trưởng vá phát triển chậm. Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khi xuất bán. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều bệnh loại bệnh. Dưới đây là một vài chia sẻ về cách xử lý nước nuôi tôm làm sao hiệu quả.

Xử lý nước trước khi thả tôm

Chọn địa điểm

Là một khâu quan trọng cần được xác định một cách thận trọng khi xây dựng ao đầm nuôi tôm, khi chọn địa điểm cần lưu ý:

– Về địa điểm: vùng nuôi thường ở vùng trung triều (tiếp vùng cao triều) để dễ tháo cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo. Vùng hạ triều rất khó khăn cho việc thay nước, quản lý chất lượng nước ao nuôi.

– Đất xây dựng ao thường phải là đất thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ.

– Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp và cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ oxy cho tôm, nông nghiệp và sinh hoạt, các yếu tố cơ bản phải đảm bảo:

+ pH: 7,5 – 8,5
+ S%: 15 – 35%
+ NH3: <0,1 mg/l
+ H2S: < 0,03 mg/l

Quạt

Sử dụng quạt để oxy hoà tan trong ao nuôi không thấp hơn 5ppm trong suốt quá trình nuôi.

Mật độ thả dưới 7 con/m2 có thể không cần dùng quạt nước. Mật độ thả trên 7 con/m2 phải sử dụng máy quạt nước. Kinh nghiệm cứ mỗi
3000-3500 tôm giống cần 1 cánh quạt nước. Hoặccứ mỗi 100kg trọng lượng tôm cần 1 cánh quạt nước.

Túi lọc nước

Dùng túi lọc bằng cotton 2 lớp, dài khoảng 8-10m, gắn với bơm nước để lọc nước trước khi vào ao. Túi lọc sẽ ngăn các vật chủ trung gian và trứng, ấu trùng của cá, cua, các loại tôm khác.

Có thể gắn túi lọc với máy bơm để lọc nước tuần hoàn, loại bớt tảo ra khỏi ao trong quá trình nuôi.

Diệt vật chủ trung gian trong nước

Chlorine 30ppm.

Hoặc các sản phẩm chuyên dùng khác.

Diệt khuẩn nước

Diệt mầm bệnh thân đỏ đốm trắng (SEMBV): thuốc tím KMnO4 10ppm (Sau khi diệt vật chủ trung gian 2-3 ngày)

Diệt mầm bệnh phát sáng: Chlorine 30ppm; thuốc tím KMnO4 2-3ppm; B.K.C 1-2ppm

Diệt mầm bệnh phân trắng: Chlorine 30ppm; thuốc tím KMnO4 2-3ppm; B.K.C 1-2ppm .
 
Chuẩn bị ao nuôi và ao lắng

Chuẩn bị ao không thể thiếu trước khi nuôi tôm, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của vụ nuôi.
Ao nuôi cần được làm sạch, khử trùng trước khi bơm nước, thả tôm. Với ao nuôi cũ, mọi người cần tiến hành nạo vét bùn, bón vôi, phơi đáy. Bà con dùng ao lắng để chứa nước sạch cho ao. Diện tích ao lắng thường bằng khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Ao lắng thường đào sâu hơn ao nuôi từ 0,5 – 1 m. Đáy ao được cày bừa kỹ, bón vôi. Mọi người nên cải tạo và lấy nước cho ao lắng trước khi cải tạo ao nuôi từ 20 – 30 ngày.  

Chuẩn bị trước khi thả tôm
Chuẩn bị trước khi thả tôm

Quy trình xử lý nước nuôi tôm

Nước trước khi được bơm vào ao nuôi chính cần được xử lý trước đó ở ao lắng. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi sinh vật gây hại đến sự phát triển của tôm. Mọi người nên chọn những ngày không mưa để lấy nước vào ao lắng nhằm đảm bảo độ mặn từ 15 – 20 ‰. Bà con hãy ngâm nước trong khoảng vài ngày rồi sử dụng hóa chất diệt khuẩn để tiêu diệt toàn bộ yếu tố gây hại. Trang bị quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi. Khi nước trong ao lắng đã được diệt khuẩn tối ưu, bà con hãy bơm nước sang ao nuôi chính để chuẩn bị tiến hành gây màu nước.

Để gây màu nước, bà con có thể áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau xử lý nước nuôi tôm. Bón phân gây màu, duy trì mật độ tảo trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống. Sau khi gây màu nước nên kiểm tra độ trong của nước ao mới tiến hành thả giống.

Trong suốt quá trình nuôi tôm, nước trong ao có thể bị ô nhiễm. Cần đảm bảo nguồn nước tốt nhất cho sự sinh trưởng

Gây màu nước tạo nguồn thức ăn thiên nhiên: tảo động và thực vật

Dùng phân 3-5ppm: Urea 3-5kg/hecta hoặc/và NPK 16-20 3kg/hecta (tỷ lệ 1:1), chia thành nhiều lần dùng trong 3-4 ngày.

Dùng cám gạo 10-12kg/hecta + bột cá 1-15kg/hecta ngâm nước 24 giờ và đem đều tạt khắp ao.

Diệt tạp

Sau khi cải tạo đáy ao, lấy nước vào ao qua lưới lọc. Với những ao không lấy nước từ ao lắng mà lấy từ ngoài vào để 2 – 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở thành ấu trùng hoặc dịch hại của tôm do không lọc kỹ lọt vào, ta tiến hành diệt tạp bằng Saponin. Lượng dùng: 15 – 20kg/1000m3 tác dụng diệt tạp, diệt các loại ký sinh hay gây bệnh, làm sạch môi trường trong nước, chỉ thả tôm sau khi sử dụng Saponin 4 ngày (Saponin có thể sử dụng cho ao nuôi đang có tôm nhưng tôm phải lớn hơn 2g/con).

Sử dụng thuốc diệt tạp Saponin của công ty phát triển nguồn lợi thủy sản miền Trung rất có kết quả. Sản phẩm trên an toàn cho tôm nuôi nhưng chỉ có tác dụng diệt các loài cá không diệt được các loài cua, sò, ốc và các loài vi khuẩn.

– Thuốc sát trùng TH4 (do Đức sản xuất) không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc cho người và tôm, diệt khuẩn, diệt vi rút đầu vàng, mang đen: liều dùng 1 lít/300 m3.
 
– Diệt tạp bằng hóa chất và cách sử dụng:

+ Thuốc tím (KMnO4): liều dùng 4 – 5g/m3 nước. Cách xử lý: hòa tan 1g thuốc tím với 10 lít nước tạt đều trên mặt ao, quạt nước kết hợp với phơi nắng sau 24 giờ cho bay hết thuốc tím là có thể sử dụng được. Thuốc có tác dụng khử trùng nguồn nước cực nhanh, tiêu diệt nấm, ký sinh trùng.
+ Formalin: 10ppm (1 lít Formalin/100m3 nước) quạt nước kết hợp với phơi nắng, khoảng 3 ngày có thể sử dụng được.

+ Chlorin (CaCOCl): 10 – 15g/100m3 nước, quạt nước kết hợp với phơi nắng tối thiểu 3 ngày mới sử dụng được.

Việc dùng hóa chất để xử lý ao nuôi dễ gây thoái hóa đất, làm nghèo dinh dưỡng môi trường đáy ao và môi trường nước, có thể nên sử dụng hóa chất ở ao chứa nước. Tuy nhiên xử lý bằng hóa chất có thể tiêu diệt được mầm bệnh, các loại dịch hại của tôm như: cua, cá, còng, ốc…

Bón phân gây màu

– Ao nuôi cần được bón phân gây màu nước để động, thực vật phù du phát triển là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, đồng thời hạn chế sự phát triển của các loại tảo đáy, tạo oxy, hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư thừa, chất thải của tôm trong quá trình nuôi.
– Các loại phân dùng để gây màu:

+ Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, gà, trâu, bò, khi bón phân phải được ủ mục.

+ Phân vô cơ: NPK 0,2kg/100m2 + urê 0,2kg/100m2. Nên bón phân 9 – 10h sáng. Lượng phân bón trên có thể chia ra 2 – 3 ngày bón
* Sau khi bón phân 2 – 3 ngày, sinh vật phù du phát triển, độ trong đạt 40 – 50cm nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nâu là tốt nhất cho việc thả tôm. Ngoài ra bà con nên bật thêm cánh quạt nuôi tôm để đảm bảo tôm được cung cấp đầy đủ oxy để sinh trưởng và phát triển.

Sau cùng, cungnuoi.com chúc bà con chuẩn bị thật tốt trước khi nuôi tôm !

Add Comment